Lá Hen được kết hợp trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh đường hô hấp như: Hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Nhiều Bác sỹ y học cổ truyền đã ứng dụng những nghiên cứu của y học hiện đại để tìm ra bài thuốc hiệu quả nhất từ Lá Hen cho bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp mạn tính.

1.Sơ lược về Cây lá hen

Cây lá Hen tên khoa học là Calotropis giggantea R. Br, thuộc họ Thiên lý – Ascleppiadaceae. Lá Hen còn có tên là “Nam tì bà”, “bàng biển” (miền Nam), là loại cây bụi.

Cây lá Hen có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Trong y học cổ truyền cây lá hen được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để điều trị bệnh hen phế quản, ho gà, viêm phế quản.

Hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol …có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim. Đặc biệt, các nghiên cứu chỉ ra rằng 2 chất α-amyrin, β-amyrin có tác dụng kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn.

3. Sản phẩm kết hợp từ Cao Lá Hen

Qua các nghiên cứu về tác dụng của Lá Hen, y học cổ truyền Việt Nam đã ứng dụng những hiệu quả của Lá hen trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD do tác dụng chống viêm, ức chế lipoxygenase và chống oxy hóa của nó.

Để tăng cường hiệu quả của Lá Hen, lương y Triệu Thị Thịnh đã nghiên cứu phối hợp cao Lá Hen với cao AntidiCOPD (Sophora flavescens và Dracaena cambodiana), Cốt Khí Củ cùng một số chất chống oxy hóa bào chế thành sản phẩm Cao Lá Hen. Sản phẩm dưới dạng viên uống tiện sử dụng, tăng khả năng hấp thu, tăng tác dụng hiệp đồng của các thành phần giúp cho người bị Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD giảm viêm, giãn phế quản, giảm tình trạng stress oxy hóa qua đó giảm được các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở và đặc biệt là giảm các đợt cấp và biến chứng của các bệnh nguy hiểm này.

Cao Lá Hen  sản phẩm đã được bộ Y tế cấp phép và đang lưu hành rộng rãi trên thị trường với đối tượng sử dụng là người đã đang mắc hoặc có nguy cơ mắc: Đờm, ho, khó thở; Hen suyễn; Viêm phế quản mạn tính; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD.